8, Lễ hội làng Cá (Cát Bà – Hải Phòng)
Ngày 31/3/1959, trong chuyến thăm
và kiểm tra tình hình phát triển kinh tế xã hội sau hòa bình lập lại ở miền Bắc
tại một số đảo thuộc vùng Đông Bắc, Bác Hồ đã về thăm cán bộ, nhân dân huyện
Cát Hải, Cát Bà. Bác đã tiếp xúc, nói chuyện với nhân dân huyện Cát Hải tại Bến
Gót, với nhân dân, ngư dân Cát Bà tại Cảng Cá Cát Bà. Sự kiện này là một phần
thưởng vô giá với Đảng bộ, quân dân huyện đảo, là sự chăm lo của Bác đối với
đồng bào, chiến sỹ nơi đảo xa.
Trong lần về thăm, Bác đã dành
nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ với các tầng lớp nhân dân, nhất là với bà con
ngư dân. Khi nói chuyện với nhân dân huyện đảo, đối với công nhân, Bác dặn: Tiền
đồ của cá nhân không thể tách rời tiền đề của Tổ quốc, của nhân dân, của giai
cấp, của cách mạng, của Đảng. Nếu muốn tách rời tiền đồ của nhân dân thì chỉ có
cách nhảy xuống biển, như người thủy thủ muốn rời khỏi con tàu.
Đối với ngư dân, Bác khuyên: “Ngư
dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới đi được biển... nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa
máy móc vào. Đảng và Chính phủ sẽ giúp đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để
phát triển sản xuất”.
Đối với chiến sỹ, bác dặn đồng
chí cán bộ huyện đội: “Chú chuyển lời thăm hỏi sức khỏe anh em cán bộ chiến sỹ
trong đơn vị ở đây”.
Trước khi rời đảo, Bác căn dặn
chung cho Đảng bộ nhân dân: “Miền Bắc nước ta đã giải phóng. Rừng vàng, biển
bạc của ta, do dân ta làm chủ. Tất cả đồng bào phải thi đua tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm, chăm chỉ học tập, xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa tốt
hơn...”
Chuyến thăm làng cá của Bác mãi
mãi trở thành một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí quân dân Cát
Hải. Và ngày đó trở thành ngày truyền thống đậm đà sắc thái cách mạng không chỉ
riêng của Cát Hải mà còn là ngày truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam.
Để ghi nhớ sâu sắc hình ảnh và
tình cảm của Bác dành cho huyện đảo, ngày 31/3 trở thành ngày hội truyền thống
của nhân dân Cát Hải. Hằng năm, huyện đảo tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm
làng cá với nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là hội đua thuyền rồng trên biển
với sự tham gia của các địa phương trên đảo. Những ngày diễn ra lễ hội, huyện
đảo như được khoác lên mình một lớp áo mới với đủ màu sắc của cờ hoa, của biển
trời xanh trong như ngọc./.
9, Lễ hội Minh Thề xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy – Hải Phòng)
Trong 3 ngày 5,6,7 - 2 (tức
14,15,16 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền - chùa
Hòa Liễu, xã Thuận Thiên (huyện Kiến Thụy) kỷ niệm lần thứ 20 tổ chức lễ hội
đền-chùa Hòa Liễu, 10 năm khôi phục Hội Minh thề, động thổ xây dựng Đại hùng
Bảo điện. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố, huyện Kiến
Thụy và đông đảo nhân dân địa phương.
Hội Minh thề có từ hơn 500 năm
nay, được khôi phục từ năm 2003. Những lời thề có ý nghĩa giáo dục các vị chức
sắc trong làng, người dân phải công tâm chính trực, chí công vô tư, đoàn kết
xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, chấp hành tốt chủ trương, chính
sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa
phương. Sau phần lễ là phần hội với việc tổ chức chiếu chèo, hát quan họ sân
chùa, các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ tướng, cờ người, kéo co…
Việc khôi phục và duy trì lễ hội
Minh thề tại Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đền-chùa Hòa Liễu không chỉ lưu
giữ giá trị văn hóa truyền thống và các phong tục đẹp của địa phương, mà còn có
tác dụng tích cực trong giáo dục đạo đức nhân cách con người./.
một số hình ảnh về Lễ hội này:
10, Tưng bừng hội vật truyền thống (Vĩnh Khê – Hải Phòng)
Sáng 29-1 (mồng 7 tháng Giêng)
hàng nghìn lượt nhân dân địa phương và du khách thập phương về khai hội vật
truyền thống làng Vĩnh Khê (An Đồng, An Dương). Đây là lễ hội truyền thống của
làng để tưởng nhớ các vị thành hoàng làng.
Như thông lệ, sau các phần nghi lễ
truyền thống theo phong tục của làng, hai vị cao niên trong làng khăn áo chỉnh
tề sẽ làm lễ giao điệp và đấu vật tượng trưng trước ban thờ. Sau đó các đô vật
bước vào thi đấu trên khán đài được dựng ở sân đình. Sân đình như nổ tung trước
tiếng hò reo, cổ vũ nhiệt tình của người xem khi các đô vật tung những miếng
đòn đẹp. Khác với năm trước, năm nay, giải vật truyền thống của làng thu hút
nhiều đội vật nổi tiếng ở các địa phương khác tham gia. Rất đông đô vật đến từ
các lò vật ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Kiến Thụy. Chính vì thế, từ
chiều mồng 6 (28-1) làng tổ chức đấu loại.
Ông Trần Văn Lượng, Trưởng làng
văn hóa Vĩnh Khê cho biết, năm nay giá trị giải thưởng cao hơn năm trước. Cơ
cấu giải thưởng gồm 2 giải nhì, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 4 giải ba, 5
triệu đồng/giải. Riêng giải nhất, tính đến hết giờ trưa là 24 triệu đồng – số
tiền này do sự đóng góp, ủng hộ của người xem. Như những năm trước, giải đấu
càng gay cấn, các đô vật chơi càng hay, số tiền ủng hộ càng lớn. Thể lệ thi đấu
của hội vật Vĩnh Khê không theo bất cứ quy chuẩn sẵn có nào mà theo lệ làng:
các đô vật đấu loại trực tiếp, không tính thời gian, không tính điểm. Người
được coi là thắng tuyệt đối khi hạ đối thủ trong tư thế hai vai, 1 bên mông
chạm sàn cùng lúc.
Theo ông Lượng, lễ hội đình Vĩnh
Khê mở hằng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng để thể hiện lòng tôn kính, tưởng
nhớ cội nguồn, noi gương trung liệt, hiếu nghĩa của hai vị tướng tài trí mưu
lược triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) là Vũ Trọng, Vũ Giao và tướng Phạm Tử
Nghi. Lễ hội làng Vĩnh Khê gắn liền với hội thi đấu vật nguyên do là một
lần, Phạm Tử Nghi - một danh tướng thời Mạc quê ở Vĩnh Niệm (An Dương) - đi qua
làng Vĩnh gặp lúc mở hội, ngài xin tham dự môn thi đấu vật và giật giải cao,
sau khi ngài mất dân làng phối thờ. Nét đặc biệt trong lễ hội vật của làng là
lễ giao điệp. Trước khi tổ chức hội vật, các vị bô lão trong làng cùng các ban
của làng văn hoá lựa chọn hai cụ ông xứng đáng được làm lễ giao điệp
trước ban thờ thành hoàng làng. Người được chọn tham gia lễ giao điệp là hai cụ
ông từ 60 tuổi trở lên, bắt buộc phải còn đủ cụ ông, cụ bà, có dâu có rể. Con
cháu trong gia đình không ai vướng vào tệ nạn xã hội, đều có công việc đàng
hoàng, gia đình đầy đủ, ấm no. Trước đó, Ban tổ chức hội vật và Hội người cao
tuổi trong làng lựa chọn kỹ càng danh sách các cụ và đưa ra trong các cuộc họp
để toàn dân lựa chọn. Người được chọn tham gia lễ giao điệp được các bậc cao
niên đi trước - những người thông thuộc lễ nghi ngày hội, hướng dẫn
cách tế lễ trước thành hoàng làng, cách ra ràng, vái thánh từ nhiều
ngày trước ngày chính hội. Đúng 8 giờ sáng mồng 7 tháng Giêng, hai vị cao niên
được chọn đứng trước bàn thờ thành hoàng với trang phục áo dài, quần trắng,
chân đất, khăn đầu màu gì, đai lưng màu ấy, cùng bước ra vái thành hoàng làng,
chào nhau và bắt đầu keo vật. Dù là lễ giao điệp, hai đô vật cũng phải thực
hiện đủ 3 keo. Sau khi lễ giao điệp kết thúc, giải vật mới chính thức tiến
hành. Bên cạnh ý nghĩa làm lễ để tưởng nhớ tới công lao của hai vị thành hoàng
làng, nghi lễ còn thể hiện tinh thần thượng võ.
Ngoài đấu vật, lễ hội đình Vĩnh
Khê còn tổ chức các trò chơi dân gian khác như đu, cờ người, cờ tướng...và các
hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Xuân.
(xem tiếp tại phần 4)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét